10 năm không phải là khoảng thời gian quá dài và cũng không quá ngắn, 10 đủ để chứng kiến nhiều siêu phẩm ra đời cũng như nhìn huyền thoại kết thúc, dù là bất cứ ngành nghề nào, game online cũng vậy. Cùng điểm lại những sự kiện chính đáng chú ý nhất trong hơn một thập niên qua của làng game giải trí.
Tựa game đơn giản với toàn những khối vuông vuông do Notch tạo ra trong khoảng thời gian rãnh rỗi của mình chính là hiện tượng có sức ảnh hưởng nhất trong cả thập kỷ đã qua. Hngà triệu game thủ, không kể quốc tịch độ tuổi đều chơi trò này và nhanh chóng biến chúng thành trò chơi bán chạy nhất trong suốt thời gian 10 năm. Sức hút lớn nhất của Minecraft chính là kích thích khả năng sáng tạo, cho phép người chơi tạo ra những gì mà mình tưởng tượng, điều mà chưa từng có tựa game nào làm được.
Hơn nữa, bất kỳ ai cũng có thể chơi Minecraft, và chơi theo cách riêng của mình, từ đơn giản cho đến phức tạp như dựng lại tòa thành Westero trong Game Of Throne… nên các game thủ cũng thoải mái trong việc tiếp nhận game.
Từ sự thành công ngoài sức tưởng tượng của Minecraft, hàng loạt các game tương tự cũng ra đời, như Terraria, Roblox… Trong 2020, chắc chắn Minecraft còn tiếp tục thể hiện sự bành trướng hơn nữa trong ngành công nghiệp game mobile.
- “Chợ Online” – phương thức phát hành game mới
Từ khoảng thời gian trước năm 2010, việc phát hành game thường phụ thuộc rất lớn vào các cửa hàng, bày biện tại các tủ kính trong hàng năm trời. Gamestop, Redbox, Walmart… nổi tiếng với hệ thống phân phối, phát hành game, là nơi mà các hãng phát triển game đều phải dựa vào và “nhờ vả” mới có cơ may đưa game của mình sống sót trên thị trường. Sự ra đời của Steam vào năm 2003 cũng không thay đổi cục diện quá nhiều.
Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của công nghệ,ứng dụng di động và mạng lưới internet rộng khắp, lưu trữ online… các nhà phát triển game hoàn toàn có nhiều lựa chọn khác để đưa game của mình giới thiệu đến công chúng, người chơi.
Ví dụ, Microsoft sẽ thu phí tối đa là 65% cho mỗi game phát hành trên nền tảng XBOX 360. Ngoài ra là những lần phụ phí thêm mỗi lần các hãng sản xuất muốn patch game của mình, tất nhiên bản patch đầu tiên luôn là miễn phí. Đây cũng chính là lý do mà Phil Fish đã hủy luôn dự án FEZ 2 năm 2013 bởi anh không muốn chi trả cho Microsoft số tiền lên đến 40.000 USD cho bản patch sửa lỗi trong FEZ.
Hay như Ronimo Games cũng hủy luôn phiên bản PS3 của Awesomenauts chỉ vì không muốn trả khoản phí cho Sony, khi họ thu 0,16 USD cho mỗi GB patch game PS3.
Hiện tại cả Microsoft và Sony đều không còn thu phí mà hầu như tất cả đều chuyển qua hình thức Early Access và Game as a Service – phát hành game thông qua internet. Sự thay đổi này giúp các nhà phát hành làm gia tăng lợi nhuận của các nhà phát hành cũng như giảm gánh nặng sản xuất và phân phối đĩa game cũng như mở đường tiến vào cánh cửa ngành công nghiệp game cho các nhà phát triển indie.