Từ câu chuyện “thuần phong mỹ tục”, nhìn nhận về game thuần Việt

Tuần vừa rồi mạng xã hội dậy sóng bởi câu chuyện thi Shark Tank gọi vốn đầu tư của hai đại diện Gamize, nhà phát hành bộ card game tiếng việt Sử Hộ Vương. Qua đó, mọi người bàn tán về việc các yếu tố thuần phong mỹ tục, văn hóa lịch sử bị lai căng, biến chất trong cách làm game của công ty này.

Tuy nhiên, bỏ mặc lại những ý kiến trái chiều, thì cũng nên khách quan nhìn nhận theo hướng tích cực về game thẻ bài này một cách chi tiết. 

Sử Hộ Vương là một dự án trò chơi thẻ bài dựa trên các câu chuyện lịch sử, huyền sử, dã sử của Việt Nam, trong suốt hơn 4000 năm văn hiến, lồng ghép các yếu tố tân tiến thời đại. Từ đầu sản phẩm này đã định hướng là một sản phẩm giải trí, dựa vào các nhân vật, câu chuyện để truyền cảm hứng cho người chơi nghiên cứu, học hỏi về lịch sử, văn hóa nước nhà. Từ đó mang đến cái 

Thực tế, đây là một ý tưởng rất hay và không có gì là sai trái, bởi mô hình card game cũng có chỗ đứng nhất định trên thị trường, và đặc biệt nhà sản xuất đánh mục tiêu vào các bạn trẻ yêu mến văn hóa nước ngoài. 

Tuy nhiên, mọi việc càng ngày càng đi quá xa kỳ vọng của đội ngũ phát hành. Những phê phán, chỉ trích chủ yếu nhắm vào tạo hình các nhân vật là lai căng, phản cảm, đạo nhái trắng trợn, không có tình chất thuần việt, ăn theo các nhân vật trong anime/manga của Nhật Bản, Trung Quốc… 

Vậy tại sao một trò chơi lại gây ra tranh cãi hay gắt đến như vậy? Phải chăng nhà sản xuất đã sai hay do người dùng mạng thích “cào bàn phím”. 

Đầu tiên, nói đến tạo hình của Sử Hộ Vương bị cộng đồng mạng mổ xẻ là nét vẽ lai căng, không thể hiện được phẩm chất, hình ảnh của người nước nam. Bên đơn vị phát hành Gamize họ đã nói rằng, đây là sự sáng tạo, phá cách, đi ra khỏi lối mòn trong suy nghĩ của đại đa số. Khi mà vấn đề học sử hiện nay trên ghế nhà trường còn quá hàn lâm, cứng nhắc, khó tiếp thu, thì thông qua những hình ảnh kích thích như thế này sẽ khiến các bạn trẻ hào hứng hơn với cái tên của từng nhân vật. 

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, trang phục của một số nhân vật như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương quá là phản cảm, Đỉnh điểm phải kể đến trang phục của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, nữ thi sĩ đại tài của Việt Nam, nhưng hình ảnh thì được mô tả chẳng khác gì một cô gái làng chơi đúng nghĩa. Vậy đặt vào tình cảnh chung, nhất là khi đối tượng của game là các bạn học sinh từ 15 đến 24 tuổi thì phản ứng các bạn ấy sẽ như thế nào. 

Đây là một dự án còn non trẻ, tuy rất táo bạo và sáng tạo trong cách làm, nhưng định hướng vẫn chưa thật sự rõ ràng. Vì thế, hy vọng nhà sản xuất sẽ tiếp thu ý kiến của đông đảo người chơi để hoàn thiện game hơn nữa.